Kỹ thuật quay cóp
Thường nghe:
Việc quay cóp cốt ở nhanh tay,
Photo giỏi cũng tùy từng địa điểm…
Như lớp ta từ trước,
Vốn xưng hùng xưng bá đã lâu.
Bàn 1, bàn 2, bàn 3 đã chia,
Phong cách đôi khi cũng khác.
Từ Hình học, Giải tích, Đại Số… bao lần ra hàng thu nhỏ;
Cùng Triết Mác, Hữu cơ, Từ trường… mỗi môn hùng cứ một năm;
Tuy kĩ thuật có lúc khác nhau,
Song phương pháp lần nào cũng có.
Cái đó gọi là “QUAY CÓP ĐẠI CÁO“. Còn bây giờ, tớ xin giới thiệu với các bạn một số chiêu quay cóp tiếp sức mùa thi cho các bạn…
Tư thế chuẩn trong quay cóp
Quay cóp level 1: Nguyên bản
Đây là kiểu quay cho các bạn lười vận động, nước đến đít mới nhảy! Trường hợp này chúng ta không có thời gian photo mà thậm chí cũng chẳng buồn photo, cứ bệ nguyên cả quyển sách to tướng vào phòng thi, giấu dưới ngăn bàn thỉnh thoảng thò tay vào ngăn lôi đống của nợ to tướng ra xem rùi lại cất vào ngăn…
* Địa điểm: không có giám thị hoặc giám thị có cũng như không (quá hiếm)
* Ưu điểm: Đỡ tốn tiền, bạn bào mắt kém thì không phải khó khăn trong quá trình tác nghiệp!!!
* Nhược điểm: Dễ dính chưởng, tốn kalo, gù lưng, lại còn dễ bị bạn bè tố giác (ngồi cạnh đứa nào cũng đang quay thì coi chừng, ta lộ liễu như thía thì nó cũng sợ bị bắt lây!!)
Quay cóp level 2: Quay bằng phao giấy thu nhỏ
Kiểu này thì bao năm vẫn vậy, riêng kiểu này cũng có nhiều chuyên ngành khác nhau. Bạn nào công phu thì đánh vi tính thành phao ruột gà, bạn nào kém công nghệ thì làm nguyên quyển vở (or sách) ra ngoài hàng photo thu nhỏ lại 40-50% thế là vào lớp tác nghiệp! Còn bây giờ kinh tế thị trường, nhiều môn các hàng photo chuyên nghiệp bán sẵn phao nhan nhản rồi.
Quay giấy thu nhỏ có thể hành sự bằng nhiều cách:
- Phao ruột gà thì cầm trong tay. Thường thì cầm bên tay trái, nhưng ông nào cao chiêu thì cầm bên phải sẽ khó bị bắt hơn.
- Phao chia trang thì có thể để dưới bài hoặc kẹp trong bài (chống chỉ định cho những phòng thi giám thị hay lật bài học sinh).